Thế nào là Phong cách thiết kế Renaissance?
Phong cách thiết kế nội thất phục hưng hay còn gọi là phong cách thiết kế Renaissance. Phong cách này là sự hồi sinh lại di sản kiến trúc La Mã cổ đại. Bố cục công trình kiến trúc thời kỳ Phục Hưng khá rõ ràng dựa trên cơ sở hệ thức cột cổ điển.
Phong cách thiết kế nội thất Phục Hưng
Đặc trưng của phong cách thiết kế Renaissance
Nội thất Phục Hưng khá gần gũi với phong cách thiết kế cổ đại. Về nguyên tắc, có thể phân biệt phong cách thiết kế Renaissance thành hai xu hướng khác nhau là: Xu hướng hồi sinh các đường nét của thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm khắc và xu hướng hồi sinh dựa trên thời kỳ Cổ đại nhưng biến đổi về hình dáng các yếu tố xây dựng tương tự thời Trung cổ.
Đặc trưng của phong cách thiết kế Renaissance
Thiết kế mang vẻ đẹp của thời kỳ Phục Hưng
Nội thất Renaissance là sự hồi sinh của thời kỳ cổ đại, ảnh hưởng tới văn học, khoa học, xã hội và các tầng lớp thượng lưu lúc bấy giờ. Đặc biệt, phong cách này mang đậm sự tự do cá nhân và sự thoải mái thể hiện yêu thích với kiến trúc, điểm này ngược lại với chế độ đẳng cấp thời trung cổ.
Thiết kế mang vẻ đẹp của thời kỳ Phục Hưng
Nội thất thời kỳ Phục Hưng thường sử dụng Pilasters, Entablatures và cột như một hệ thống tích hợp. Các yếu tố được kết hợp một cách hoàn hảo và đem lại nét đặc trưng nhờ đường trạm khắc tinh xảo.
Những đường trạm khắc tinh xảo
Các cột trụ này vừa dùng để chống đỡ cho mái vòm và đầu dầm. Đặc biệt, các họa tiết được trang trí trên cột mang lại một nét đặc trưng cho kiến trúc, làm nổi bật và gây ấn tượng hơn với người nhìn.
Đồ trang trí cổ điển
Sự khám phá về luật phối cảnh thẳng, kết hợp giữa các yếu tố truyền thống với tỷ lệ toán học cân đối và sự chuẩn mực. Sử dụng nhiều vòm, cung tròn, bán cầu, elipse, tường tô nhám cũng như dùng nhiều đá, kim loại và khung tranh treo tường đẹp để trang trí.
Đồ trang trí cổ điển
Điểm nhấn của công trình kiến trúc thời kỳ Phục hưng là không sử dụng những yếu tố hình học phức tạp như thời trung cổ mà nó thiên về các hình học cơ bản như hình tròn và hình vuông. Điều này do thời kỳ đó việc nghiên cứu toán học, hình học và vật lý đang có sự phát triển mạnh và được cả xã hội hưởng ứng.
Sự hoành tráng và hoa lệ
Với những đặc điểm kể trên, phong cách thiết kế Renaissance rất được giới thượng lưu ưa chuộng bởi vẻ trang trọng, quyền quý và xa hoa mà nó mang lại.
Sự hoành tráng và hoa lệ
Đường cung trong thiết kế nội thất Phục Hưng
Những đường vòm cung là điểm đặc biệt trong kiến trúc Phục Hưng. Bởi, nét đặc trưng của phong cách này chính là nét cổ điển thời La Mã nên cung là một phân đoạn hoặc nửa vòng tròn. Arches thường được sử dụng ở lối hành lang đi vào, đặt tựa trên các trụ cột hoặc đầu mũ cột.
Đường cung trong nội thất Phục Hưng
Với những đường vòm cung không có sườn. Là một nửa vòng tròn, hoặc phân đoan được đặt trên một mặt vuông không giống vòm. Những mái vòm trong phong cách Phục Hưng thường cong mang lại nét đẹp rất đặc trưng.
Trần nhà và cửa trong phong cách Phục Hưng
Mái nhà được trang trí dựa theo các phân ô hoặc trần nhà bằng phẳng. Trên trần nhà được sơn phết hoặc trang trí một cách khá công phu theo các họa tiết thời cổ đại.
Trần nhà và cửa trong phong cách phục hưng
Cửa ra vào của phong cách thiết kế nội thất Phục Hưng thông thường sẽ có dầm đỡ vuông. Được đặc trong một cung hoặc được bao phủ bằng một hình tam giác hoặc trán tường. Ngoài ra, cửa sổ được thiết kế theo hình dáng bán nguyệt, có dầm đỡ vuông hoặc tam giác. Những tấm kính màu được sử dụng để làm nổi bật hơn không gian và đem ánh sáng vào ngôi nhà.
Họa tiết trang trí
Các hoạt tiết trang trí được chạm khắc với độ chính xác vô cùng hoàn hảo. Những chi tiết cần thiết được làm tỉ mỉ, mang đậm phong cách của thời kỳ cổ đại La Mã để làm nổi bật lên không gian ngôi nhà.
Các hoạt tiết trang trí được chạm khắc với độ chính xác hoàn hảo
Đặc biệt, gờ chỉ phào chính là điểm làm nổi bật xung quanh từ cửa ra vào và cửa sổ. Những bức tượng được đặt trong các hốc tường hoặc trên các bệ cột. Những điều đặc biệt này đều chưa có trong kiến trúc thời kỳ Trung Cổ.
Nội thất mang đậm nét tôn giáo
Đặc trưng nổi bật nhất của phong cách thiết kế nội thất Renaissance là mang đậm nét tôn giáo, đặc biệt là Thiên chúa giáo. Tôn vinh vai trò và trí của con người, con người được xem như bản sao của hình ảnh thánh thần.
Nội thất mang đậm nét tôn giáo
Màu sắc mang sắc thái tự nhiên
Các màu chủ đạo thường được sử dụng trong phong cách thiết kế Renaissance là màu nâu, biểu thị được sắc thái tự nhiên nhất. Các màu khác như màu vàng kim và màu phấn (xanh lục nhạt, kem) cũng thường được sử dụng để làm màu nền. Còn các màu đỏ đậm, xanh lam được xem như là màu tạo điểm nhấn cho không gian.